TRƯỜNG CAO ĐẲNG
KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

Rèn Trí - Luyện Nghề - Tu Tâm - Lập nghiệp

Thông tư ban hành chương trinh đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học

I. MỤC ĐÍCH BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH

Chương trình đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học là căn cứ để các cơ sở đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định số 86/2021/NĐCP ngày 25/9/2021 của Chính phủ quy định việc công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ nghiệp vụ tư vấn du học theo quy định.

II. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

1. Cá nhân trực tiếp thực hiện các hoạt động tư vấn du học hoặc có nhu cầu bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ tổ chức và thực hiện hoạt động dịch vụ tư vấn du học.

2. Các tổ chức và cá nhân liên quan đến hoạt động đào tạo, cấp chứng chỉ nghiệp vụ tư vấn du học.

III. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Mục tiêu chung Người học có kiến thức cơ bản của hệ thống pháp luật về giáo dục và giáo dục nghề nghiệp; kiến thức chuyên môn, các kỹ năng nghiệp vụ cần thiết về hoạt động tư vấn du học và có khả năng vận dụng trong hoạt động tư vấn du học.

2. Mục tiêu cụ thể Sau khi được đào tạo, người học:

- Nắm vững các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục và giáo dục nghề nghiệp; các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến hoạt động tư vấn du học; liên kết đào tạo, công nhận văn bằng; quy định về xuất nhập cảnh; trách nhiệm và nghĩa vụ của người thực hiện hoạt động dịch vụ tư vấn du học;

- Vận dụng kiến thức cơ bản về hệ thống giáo dục, giáo dục nghề nghiệp Việt Nam và các nước trên thế giới; nghiệp vụ tư vấn du học; những kiến thức cơ bản về văn hóa, phong tục tập quán của nước đến và các kỹ năng nghiệp vụ cần thiết để tổ chức thực hiện hoạt động tư vấn du học;

 - Có ý thức tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành, có trách nhiệm nghề nghiệp trong quá trình tổ chức thực hiện hoạt động tư vấn du học.

IV. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Khối lượng chương trình Tổng số: 10 tín chỉ, tổng số tiết dậy trên lớp là 230 tiết, trong đó có 70 tiết lý thuyết, 160 tiết thảo luận, thực hành (01 tín chỉ tương đương 15 tiết lý thuyết, 01 tiết lý thuyết tương đương 02 tiết thảo luận thực hành, mỗi tiết học là 45 phút).

Đây là yêu cầu chương trình tối thiểu, các cơ sở đào tạo căn cứ nhu cầu thực tế có thể bổ sung thêm các nội dung cho phù hợp.

2. Cấu trúc chương trình

 

 

3. Mô tả các học phần

HỌC PHẦN 1 Tên học phần: Tổng quan chính sách và pháp luật hợp tác quốc tế về giáo dục, giáo dục nghề nghiệp
 

Yêu cầu cần đạt:

1. Khái quát được quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật hiện hành của Nhà nước về giáo dục, giáo dục nghề nghiệp; về hợp tác, 3 đầu tư với nước ngoài và hội nhập quốc tế về giáo dục, giáo dục nghề nghiệp; pháp luật hiện hành về kinh doanh dịch vụ tư vấn du học;

2. Vận dụng kiến thức đã học để triển khai các hoạt động tư vấn du học.

Nội dung cơ bản:

1. Những điểm chính có liên quan của Nghị quyết của Đảng về giáo dục, giáo dục nghề nghiệp; hợp tác, đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, giáo dục nghề nghiệp; hội nhập quốc tế về giáo dục, giáo dục nghề nghiệp;

2. Nội dung Luật Giáo dục, Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Giáo dục đại học hiện hành và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến hoạt động hợp tác quốc tế trong giáo dục, giáo dục nghề nghiệp;

3. Nội dung cơ bản các Chiến lược, Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam, phát triển nhân lực ngành giáo dục, phát triển giáo dục và giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam các thời kỳ;

4. Thảo luận các Nội dung cơ bản của các Nghị định hiện hành của Chính phủ về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, giáo dục nghề nghiệp; các Đề án đào tạo ở nước ngoài và các văn bản hướng dẫn thực hiện;

5. Các quy định về xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam; Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan khác

HỌC PHẦN 2 Tên học phần: Hệ thống giáo dục, giáo dục nghề nghiệp Việt Nam.

Yêu cầu cần đạt:

1. Mô tả được những nội dung cơ bản về Hệ thống giáo dục, giáo dục nghề nghiệp Việt Nam;

2. Vận dụng kiến thức đã học để triển khai các hoạt động tư vấn du học.

Nội dung cơ bản:

1. Tổng quan về hệ thống giáo dục, giáo dục nghề nghiệp Việt Nam;

2. Phân loại và danh sách các cơ sở giáo dục; 3. Tình hình du học sinh Việt Nam và xu hướng du học.

HỌC PHẦN 3 Tên học phần: Hệ thống giáo dục, giáo dục nghề nghiệp một số quốc gia trên thế giới.

Yêu cầu cần đạt:

1. Trình bày được những nội dung cơ bản về Hệ thống giáo dục, giáo dục nghề nghiệp một số quốc gia trên thế giới; các xu hướng phát triển giáo dục thế giới; kiểm định chất lượng giáo dục của các cơ sở giáo dục nước ngoài.

2. Giải thích được các Hiệp định, Thỏa thuận công nhận tương đương văn bằng giữa Việt Nam và các nước; công nhận và xác thực văn bằng của Việt Nam.

3. Vận dụng kiến thức đã học để triển khai các hoạt động tư vấn du học.

Nội dung cơ bản:

1. Hệ thống giáo dục, giáo dục nghề nghiệp một số quốc gia trên thế giới: giới thiệu theo nước, nhóm nước có cùng mô hình căn cứ theo nhu cầu thực tế.

2. Hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục một số nước;

3. Quy chế đào tạo và đào tạo nghề của một số quốc gia;

4. Một số hệ thống xếp hạng cơ sở giáo dục uy tín trên thế giới.

5. Tổng quan vấn đề công nhận, xác thực văn bằng;

6. Các Hiệp định, Thỏa thuận công nhận tương đương văn bằng giữa Việt Nam và các nước;

7. Vấn đề công nhận văn bằng và xác thực văn bằng của Việt Nam; Trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp.

HỌC PHẦN 4 Tên học phần: Nghiệp vụ tư vấn du học

Yêu cầu cần đạt:

1. Mô tả được các kỹ năng thực hiện tư vấn du học và vận dụng những kiến thức đó trong quá trình tư vấn du học.

2. Trình bày được Trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp trong quá trình thực hiện hoạt động dịch vụ tư vấn du học.

3. Mô tả được hồ sơ tài chính và vấn đề về thị thực du học.

4. Vận dụng những kiến thức được học trong quá trình tư vấn du học.

Nội dung cơ bản:

1. Một số kỹ năng tư vấn du học

- Kỹ năng phân tích, nghiên cứu nhu cầu của khách hàng;

- Kỹ năng phỏng vấn, tư vấn, cung cấp thông tin, định hướng và thuyết phục khách hàng;

- Kỹ năng tra cứu thông tin trường, chương trình học, xin thư mời nhập học;

- Kỹ năng đánh giá hồ sơ và lập dự kiến kế hoạch du học;

- Kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin học bổng, miễn giảm học phí;

- Kỹ năng soạn thảo hợp đồng dịch vụ du học.

- Kỹ năng hòa giải tranh chấp và giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư vấn du học

2. Trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp trong quá trình thực hiện hoạt động dịch vụ tư vấn du học, quản lý và hỗ trợ du học sinh.

- Văn hóa, phong tục tập quán của Việt Nam.

- Những tình huống thường gặp;

- Trách nhiệm và nghĩa vụ của người thực hiện tư vấn du học;

- Đạo đức nghề nghiệp.

- Những vấn đề thường gặp trong quản lý và hỗ trợ du học sinh;

- Kỹ năng quản lý hồ sơ du học sinh;

- Kỹ năng hỗ trợ quá trình học tập của du học sinh;

- Kỹ năng phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan đại diện ngoại giao quản lý và hỗ trợ du học sinh;

- Kỹ năng thống kê và báo cáo.

- Kỹ năng hướng dẫn xử lý khủng hoảng, chống sốc văn hóa trong thời gian du học tại nước ngoài.

3. Hồ sơ tài chính và thị thực du học

- Kỹ năng chuẩn bị hồ sơ tài chính, chứng minh tài chính;

- Kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin cấp thị thực du học.

HỌC PHẦN 5 Tên học phần: Phát triển giáo dục quốc tế, tổ chức sự kiện giáo dục quốc tế để phục vụ cho hoạt động tư vấn du học

Yêu cầu cần đạt:

1. Mô tả được việc phát triển giáo dục quốc tế và tổ chức sự kiện giáo dục quốc tế, phát triển mạng lưới đối tác.

- Thực hành lập được kế hoạch tổ chức sự kiện, hội thảo, đàm phán và ký kết thỏa thuận.

Nội dung cơ bản:

1. Kỹ năng xúc tiến hoạt động giáo dục quốc tế, phát triển mạng lưới đối tác.

2. Kỹ năng soạn văn bản, thư điện tử, thỏa thuận hợp tác;

3. Kỹ năng thương lượng, đàm phán, soạn thảo hợp đồng và ký kết thỏa thuận với cơ sở giáo dục nước ngoài;

4. Kỹ năng tổ chức sự kiện, hội thảo;

5. Kỹ năng quản lý tài chính.

HỌC PHẦN 6 Tên học phần: Thị trường du học

Yêu cầu cần đạt:

1. Trình bày được những đặc điểm cơ bản của thị trường tư vấn du học: về hệ thống pháp luật, hệ thống giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, ngành nghề thế mạnh, đặc điểm văn hóa, điều kiện sinh sống, học tập, chất lượng giáo dục, chi phí, an ninh, chính sách làm thêm,…;

2. Phân tích được đặc thù, ưu, nhược điểm về thị trường của từng quốc gia/địa bàn. Nội dung cơ bản: Thị trường du học căn cứ trên cơ sở, nhu cầu thực tế, đặc biệt đối với lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; các thị trường có thể xác định theo nước, nhóm nước cùng đặc thù, theo địa lý (các Châu lục) hoặc theo ngôn ngữ nước đến học.

Yêu cầu về nội dung cần có của từng thị trường:

1. Quy định của pháp luật đối với du học sinh nước ngoài đến để học tập/ lao động của từng quốc gia; quy định về xuất cảnh, nhập cảnh của nước đến với đối tượng là sinh viên/ du học sinh học nghề tại nước ngoài.

2. Đặc điểm, đặc trưng văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng, điều kiện sinh sống của từng quốc gia/khu vực/thành phố tiêu biểu.

3. Các ngành, nghề là thế mạnh đào tạo của từng quốc gia/khu vực. Nhu cầu về nhân lực theo ngành nghề của các quốc gia/ khu vực.

4. Học phí, sinh hoạt phí và các loại phí liên quan khi sinh sống, học tập và làm việc tại các quốc gia.

5. Chính sách làm thêm cho du học sinh nước ngoài.

6. Những khó khăn, rủi ro có thể gặp phải trong quá trình du học và hướng giải quyết.

HỌC PHẦN 7 Tên học phần: Thực hành rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ tư vấn du học

Yêu cầu cần đạt:

1. Trình bày được công việc tư vấn du học ở một tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học, về một thị trường du học cụ thể, kế hoạch phát triển đối tác.

2. Lập kế hoạch tổ chức sự kiện giáo dục quốc tế cho một thị trường được lựa chọn.

3. Thực hiện tư vấn du học đối với một ứng viên giả định.

Nội dung cơ bản:

1. Tìm hiểu công việc tư vấn du học ở một tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học; và xây dựng báo cáo tổng hợp, khái quát về hoạt động tư vấn du học của tổ chức đó. 2. Thực hành tìm kiếm thông tin một thị trường cụ thể, đề xuất giải pháp quảng bá, giới thiệu thị trường, xây dựng báo cáo.

3. Lập kế hoạch phát triển đối tác, tổ chức sự kiện giáo dục quốc tế. 4. Xây dựng phương án tuyển sinh, thực hiện tư vấn du học đối với ứng viên giả định

 

Hoạt động sinh viên
TỔ CHỨC CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO

Nhân dịp ngày 20/11 Sinh viên trường Cao Đẳng Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp tổ chức buổi lễ Tri ân gửi tới các Quý Thầy cô. Là những người đưa đò thầm lặng, đưa em đến bến bờ tri thức rồi lặng lẽ quay về tiếp tục những chuyến đò sau. Dòng đời từng ngày qua êm đềm trôi mãi-trôi theo những chuyến đò để rồi tóc Người điểm trắng vì bụi phấn hay bụi của thời gian.


Sự kiện sắp diễn ra
BUỔI LỄ TRAO BẰNG NĂM 2024

Lại một mùa nữa, Các thầy cô Trường Cao Đẳng Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp lại có nhiều cảm xúc lẫn lộn khi chính thức nói lời chia tay với các sinh viên năng động thân yêu. Giờ đây, mỗi khoảnh khắc trong buổi lễ nhận bằng tốt nghiệp sẽ là mỗi giây phút, kỷ niệm đáng nhớ trong thời sinh viên. Cùng ghi lại, ngắm nhìn lại những nghi thức trang trọng, thiêng liêng, ý nghĩa của buổi lễ tốt nghiệp với vô vàn cảm xúc hạnh phúc, tự hào, xúc động,… cho những nỗ lực, thành quả trong suốt năm tháng học tập tại đại gia đình COETI